Nếu tài khoản của bạn bị đóng băng thì bạn sẽ làm gì? Bài viết dưới đây atmbank.edu.vn sẽ giải thích lý do vì sao tài khoản ngân hàng bị đóng băng và cách xử lý. Hãy cùng theo dõi để tìm ra giải pháp nhanh nhất nhé.
1.Tài khoản ngân hàng đóng băng là gì?
Tài khoản ngân hàng đóng băng là gì? Thuật ngữ này giải thích trường hợp tài khoản ngân hàng không có bất cứ giao dịch nào thực hiện được.
Tình trạng đóng băng tài khoản khi chủ tài khoản có liên quan đến các khoản nợ hoặc có những hoạt động tài chính đáng ngờ.
Đặc điểm tài khoản bị đóng băng
Một khi tài khoản bị đóng băng thì các hoạt động giao dịch sẽ không được phép. Chủ tài khoản sẽ không rút tiền, chuyển khoản hay gửi tiền vào tài khoản được.
Thông thường không có hạn quy định lúc nào sẽ dỡ bỏ đóng băng tài khoản ngân hàng. Việc đóng băng sẽ kết thúc khi chủ tài khoản làm việc với ngân hàng và đáp ứng đủ những điều kiện và yêu cầu đưa ra.
Xem thêm: Tài khoản lâu không dùng có bị khoá
2.Vì sao tài khoản ngân hàng bị đóng băng
Tại sao tài khoản ngân hàng bị đóng băng? Không phải vô cớ mà phía ngân hàng tiến hành đóng bằng tài khoản của bạn. Có rất nhiều lý do dẫn đến tài khoản ngân hàng rơi vào tình trạng này như:
Hoạt động đáng ngờ hoặc bất hợp pháp
- Tài khoản thuộc trường hợp đặc biệt, không tuân thủ chính sách của ngân hàng.
- Ngân hàng sẽ tiến hành đóng băng tài khoản ngân hàng nếu nghi ngờ bạn sử dụng với mục đích bất hợp pháp, rửa tiền, nhận lại séc.
- Nghi ngờ tài khoản bị xâm phạm khi rút tiền, chuyển khoản đột ngột khi thanh toán nước ngoài, giao dịch số tiền lớn một cách đáng ngờ.
Vấn đề từ chủ sở hữu tài khoản
- Chủ tài khoản qua đời và vẫn chưa có thông tin về người thừa kế.
- Chủ tài sở hữu tài khoản bị phát hiện vi phạm pháp luật, hoặc đồng lõa với một trong số những hành vi phạm tội nhất định.
Nợ quá hạn
- Nợ thẻ tín dụng lâu và không có dấu hiệu trả cũng dẫn đến tài khoản đóng băng.
Các khoản nợ chưa trả cho chính phủ
- Nếu bạn là sinh viên hay người kinh doanh có những khoản nợ từ chính phủ, nợ thuế quá hạn trả cũng có thể ngân hàng đóng băng tài khoản.
3.Cách xử lý tài khoản ngân hàng bị đóng băng
Nếu chẳng may bạn rơi vào trường hợp tài khoản bị đóng băng thì xử lý như thế nào? Để giải quyết bạn phải hiểu rằng, ngân hàng trước khi tiến hành đóng băng tài khoản phải nhận được lệnh của tòa án. Ngân hàng bị ràng buộc về mặt pháp lý sẽ đóng băng tài khoản ngay lập tức.
Do đó, nếu muốn gỡ bỏ tình trạng tài khoản bị đóng băng thì bạn phải đáp ứng được những yêu cầu từ phía ngân hàng. Tùy vào những nguyên nhân đóng bằng khác nhau mà sẽ có những yêu cầu khác nhau.
Ví dụ: Tài khoản bị đóng băng do:
- Nợ quá hạn: Phải thanh toán hết số nợ cho chủ nợ hoặc chính phủ.
- Hoạt động đáng ngờ: Phải hoàn tất việc điều tra và chứng minh sự trong sạch.
Lưu ý, tài khoản ngân hàng sẽ bị đóng băng vĩnh viễn nếu phát hiện chủ tài khoản thực sự có tham gia vào những hoạt động trái phép, gian lận. Ngoài việc tài khoản bị đóng thì mọi khoản tiền còn lại có thể sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
4.Thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng
Phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì?
Có thể hiểu phong tỏa tài khoản là việc tài khoản bị ngân hàng tạm khóa một phần hoặc toàn bộ trong một thời hạn nhất định. Trong thời gian phong tỏa sẽ không thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.
Lý do tài khoản bị phong tỏa?
Một số nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng bị phong tỏa như:
- Chủ tài khoản yêu cầu.
- Chủ tài khoản bị chết, mất tích, mất hành vi dân sự.
- Tổ chức chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật.
- Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng, cam kết ban đầu.
- Chủ tài khoản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
Thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng
Thông thường sẽ không có một thời hạn nhất định để chấm dứt lệnh phong tỏa tài khoản. Hai bên sẽ xử lý những sai sót và nhầm lẫn về việc giao dịch. Phong tỏa tài khoản sẽ chấm dứt khi kết thúc thời hạn phong tỏa theo quy định của pháp luật.
Sau khi xử lý và giải quyết xong những vấn đề thì phía cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản yêu cầu về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán. Lúc đó ngân hàng sẽ gỡ bỏ lệnh phong tỏa mở lại tài khoản cho chủ sở hữu.
Theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng có thẩm quyền trong việc phong tỏa tài khoản ngân hàng. Thường người được quyền phong tỏa phải là trưởng đoàn thanh tra hành chính, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành mới được phép.
Xem thêm: Cách mở tài khoản ngân hàng cho người ở nước ngoài
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc tài khoản bị đóng băng và phong tỏa. Ở nội dung này atmbank.edu.vn cũng đã trả lời tường tận cho câu hỏi Vì sao tài khoản ngân hàng bị đóng băng? Hy vọng bạn đã nắm và tìm được cách xử lý nhanh chóng nếu chẳng may rơi vào trường hợp này.
mình vay bên mb nhưng mình ghi sai một stk giờ số tiền vay đó bị đóng băng mình phải xử lý như thế nào ạ
Trường hợp của bạn nên gọi đến hotline chi nhánh MBBank gần nhất để được sửa lại STK đã nhập sai và kích hoạt lại tài khoản (Có thể sẽ cung cấp thông tin CCCD, SĐT, Họ và tên) hoặc trực tiếp đến chi nhánh MBBank để điền tờ mẫu đổi STK.