Khách hàng tiềm năng của một ngân hàng thường là những doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhân viên kinh doanh của ngân hàng thường xuyên tìm kiếm khách hàng qua nhiều kênh khác nhau. Bài viết sau đây, atmbank sẽ gợi ý đến bạn Top 10 kênh tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp hiệu quả nhất. Hãy theo dõi hết nội dung bên dưới nhé!
1.Khách hàng doanh nghiệp là gì?
Khách hàng doanh nghiệp là những tổ chức, đơn vị, cơ quan nhà nước hoặc nhiều cá nhân có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch / dịch vụ tại ngân hàng. Không giống như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp thường có nhiều yêu cầu nghiệm ngặt và khó đáp ứng hơn nhiều. Cụ thể như:
- Thời gian giao dịch với doanh nghiệp sẽ lâu hơn, thường mất đến vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần.
- Quy mô và tính chất giao dịch lớn hơn.
- Nhu cầu của doanh nghiệp cao hơn.
- Mọi quyết định đưa ra đều phải dựa vào bộ máy đứng đầu doanh nghiệp.
Mặc dù, làm việc với doanh nghiệp khá “khó chiều” tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ góp phần đem đến nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngân hàng.
Đọc thêm: Xếp hạng các ngân hàng nước ngoài quốc tế tại Việt Nam.
2.Top 10 Kênh Tìm kiếm Khách hàng Doanh Nghiệp
Để triển khai kế hoạch tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp tiềm năng chúng ta cùng tham khảo ngay top 10 kênh tìm kiếm khách hàng hiệu quả dưới đây.
Top 1 – Tìm kiếm thông qua mạng xã hội
Ngày nay, mạng xã hội một trong những kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhất. Với sự phát triển của các nền tảng như: facebook, zalo, instagram, tiktok,… đã giúp nhiều nhân viên kinh doanh có cơ hội được tiếp cận hơn với nguồn khách hàng tiềm năng của mình.
Trước khi tìm kiếm khách hàng, mọi người nên phác hoạ được đối tượng mà mình muốn hướng đẫn là ai, hình dung được thói quen, hành vi, nhu cầu của họ,… Kế tiếp hãy thử tham gia vào các hội nhóm, group nơi tập trung nhiều nguồn khách hàng dồi dào để bạn có thể dễ dàng trao đổi và giới thiệu những thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
Top 2 – Tiếp cận khách hàng doanh nghiệp qua email
Thông qua email marketing, nhiều ngân hàng đã thu hút được lượng doanh nghiệp vào dữ liệu khách hàng của mình. Email cũng là một trong những cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả mà mọi người có thể thử.
Với email bạn có thể cung cấp được những thông tin về ngân hàng một cách chi tiết nhờ có thể thêm hình ảnh, tệp brochure, chương trình khuyến mãi, catalogue chào hàng bắt mắt,… Không những thế kênh này còn có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng nhanh chóng nhờ có thêm nút bấm đăng ký nhận, trao đổi công việc qua email.
Top 3 – Sử dụng Google Adwords tìm kiếm khách hàng
Google Adwords cũng là một trong những kênh tìm kiếm khách hàng được nhiều người gợi ý. Mặc dù việc sử dụng Google Adwords có tốn phí nhưng công cụ này sẽ giúp ngân hàng bạn dễ đạt được doanh số, KPI tiếp cận khách hàng hàng tháng hơn. Để tiết kiệm được chi phí sử dụng, atmbank khuyên mọi người nên có kế hoạch sử dụng rõ ràng để lựa chọn từ khóa hợp lý và liên hệ chào hàng.
Top 4 – Tìm kiếm khách hàng thông qua triển lãm, sự kiện
Song song với những cách tìm kiếm khách hàng trực tuyến thì kênh offline như đến triển lãm, sự kiện cũng là một cách để quảng bá thương hiệu ngân hàng của bạn. Hình thức này giúp doanh nghiệp bạn có thể tối ưu được kết quả nhưng không không tốn quá chi phí duy trì.
Đồng thời, những sự kiện, triển lãm sẽ giúp bạn và doanh nghiệp đó dễ gần gũi và thân thuộc với nhau hơn nhờ những cuộc nói chuyện. Lưu ý, nếu đã bắt được chuyện thì mọi người đừng quên trao đổi card visit để có thể liên hệ được với nhau sau này nhé.
Top 5 – Tìm kiếm khách hàng qua hội thảo
Cũng gần giống với triển lãm và sự kiện, tìm kiếm khách hàng qua hội thảo cũng là một kênh hỗ trợ bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Hội thảo là nơi thường xuyên quy tụ những doanh nghiệp lớn, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ nào đó. Bạn cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật sẵn sàng và biến họ trở thành khách hàng thực sự.
Top 6 – Tiếp cận khách hàng qua KOLs
KOLs là người có sức hút trong một lĩnh vực cụ thể. Nếu bạn đang làm về ngân hàng thì hãy thử tìm kiếm một người có tầm ảnh hưởng về chủ đề mà bạn đang hướng tới để nhờ người này giới thiệu về công ty của bạn. Trong thời gian gần đây, KOLs là một trong những đối tượng phổ biến được nhiều nhãn hàng, thương hiệu nhắm đến đế quảng cáo cho sản phẩm / dịch vụ của họ.
Mỗi KOLs sẽ có một lượng người theo dõi trên kênh của họ. Bạn có thể tận dụng điều này để thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khi tìm kiếm khách hàng thông qua KOLs bạn cần phải lưu ý thêm một số điều như sau:
- Nên lựa chọn KOLs đang hoạt động đúng lĩnh vực của bạn.
- Lựa chọn kỹ KOLs và luôn có kế hoạch dự phòng trường hợp KOLs dính scandal gây hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.
Top 7 – Tìm khách hàng qua website
Thông qua kênh website như Linkedin, Mailtester,… bạn có thể tận dụng và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng tại đây. Trong đó, Linkedin là nền tảng tập hợp những doanh nghiệp và người đi làm. Bạn có thể đăng những bài quảng cáo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình hoàn toàn miễn phí.
Top 8 – Tìm kiếm khách hàng qua kênh Telesale
Bên cạnh những cách tìm kiếm khách hàng kể trên thì gọi điện Telesale khách hàng chưa bao giờ lỗi thời. Trước khi gọi điện mọi người nên chuẩn bị kịch bản nói chuyện ngắn gọn, đúng trọng tâm và không kém phần thu hút nhé. Bởi vì cách này chỉ hỗ trợ bạn tiếp cận được khách hàng trọng một khoảng thời gian ngắn.
Top 9 – Tìm kiếm khách hàng qua báo đài
Báo đài cũng là kênh quảng cáo giúp bạn gia tăng lượng khách hàng tiềm năng của mình. Đặc biệt, với thời đại công nghệ phát triển mọi người thường dành nhiều thời gian tiếp xúc với báo điện tử, tivi nhiều hơn. Do đó, bạn có thể cân nhắc tạo một bài quảng cáo bắt mắt và khéo léo để lôi kéo nhiều khách hàng quan tâm đến dịch vụ.
Top 10 – Tìm kiếm khách hàng mới qua SEO Website
Hiện nay, bất cứ ai muốn tìm kiếm thông tin mới nào đều dựa vào Google để tìm kiếm. Vậy tại sao bạn không thử tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua nền tảng này? Bạn dành một chút thời gian tạo ra hàng loạt chiến dịch SEO để khi khách hàng có nhu cầu với sản phẩm / dịch vụ sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn.
Hơn nữa, tạo chiến dịch SEO bạn sẽ không phải tốn hàng tá tiền cho việc chạy quảng cáo mà vẫn chủ động thu hút được đối tượng tìm kiếm với sản phẩm của mình. Nhược điểm của kênh này là mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu mới nhận được kết quả tốt.
3.Quy trình tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp
Trước khi làm bất cứ việc gì thì việc lên sẵn kế hoạch và quy trình thực hiện sẽ giúp bạn dễ đạt được kết quả hơn. Sau đây là quy trình tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp cơ bản để mọi người cùng tham khảo.
- Bước 1: Nghiên cứu chân dung khách hàng > Phân tích được đối tượng, quy mô, nhu cầu về sản phẩm / dịch vụ mà họ mong muốn.
- Bước 2: Nghiên cứu thị trường để nắm bắt được tâm lý khách hàng, thị hiếu sản phẩm.
- Bước 3: Nghiên cứu đối thủ để giúp bạn biết được nhóm khách hàng mà họ hướng đến là ai. Bạn có học hỏi được gì từ điều đó không.
- Bước 4: Lên kế hoạch rõ ràng. Bạn phải triển khai thực hiện từng đầu công việc như: tìm nguồn khách hàng, đưa ra chương trình khuyến mãi, quảng cáo thu hút khách hàng, tìm cách tiếp cận,…
- Bước 5: Tiến hành quảng cáo, truyền thông để thu hút và tiếp cận khách hàng nhanh hơn.
- Bước 6: Thu thập thông tin, đánh giá hiệu quả để phân loại khách hàng theo từng nhóm từ đó đưa ra kết luận và kinh nghiệm trong những lần tới.
4.Kỹ năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả
Dưới đây là những kỹ năng tìm kiếm khách hàng mà bạn cần có và trau dồi thêm:
Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân
Ngày nay, việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cá nhân cũng là một cách quảng bá, tìm kiếm khách hàng mới hiệu quả. Khi khách hàng đắn đo giữa bạn và một công ty khác thì chính thương hiệu cá nhân sẽ là điểm cộng khiến khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp giỏi sẽ là cơ hội để bạn và doanh nghiệp rút ngắn được khoảng cách hơn. Người có khả năng giao tiếp khéo léo thường sẽ được người khác yêu thích và lựa chọn hơn. Hơn nữa, nếu bạn giỏi ăn nói cũng tương đương với việc xử lý tình huống nhanh nhạy và hiệu quả.
Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ
Để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm / dịch vụ thì điều đầu tiên bạn phải hiểu rõ được những tính năng, lợi ích, thông tin về sản phẩm của mình. Người nghe nếu nhận thấy bạn tư vấn rất có tâm và giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của họ thì 90% khách hàng sẽ lựa chọn bạn.
Xây dựng lòng tin với khách hàng
Với khách hàng là doanh nghiệp có quy mô lớn thì việc xây dựng lòng tin là điều đương nhiên. Bởi vì lần đầu họ tiếp xúc với sản phẩm của bạn cần phải có sự tin tưởng và uy tín làm đảm bảo. Do đó, khi tìm kiếm khách hàng mới mọi người nên xây dựng được hình tượng uy tín, đủ sự tin cậy trong chiến lược tiếp cận khách hàng.
Một trong số những ví dụ để khách hàng tin tưởng bạn là:
- Đảm bảo mọi thông tin của khách hàng không được tiết lộ ra ngoài.
- Có thể giải đáp tất cả mọi thắc mắc của khách hàng một cách cặn kẽ, hài lòng.
- Hạn chế mắc sai lầm không đáng, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng mới.
Như vậy, trên đây là Top 10 kênh tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp dành cho nhân viên ngân hàng mà atmbank vừa tổng hợp đến với bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp mọi người có thêm kiến thức trong quá trình thu thập thông tin của mình. Chúc mọi người làm việc hiệu quả nhé!