Trước khi quyết định đầu tư vào các sàn Forex thì việc kiểm tra độ uy tín là điều nên làm đầu tiên. Bài viết dưới đây, atmbank sẽ giúp bạn tổng hợp các sàn Forex Lừa Đảo tại Việt Nam mới 2023. Hãy tham khảo hết nội dung này để nhận biết và tránh xa nhé!
1.Sàn Forex là gì?
Sàn Forex (hay còn gọi là thị trường ngoại hối) là nơi các nhà giao dịch (trader) mua và bán các cặp tiền tệ khác nhau trên toàn thế giới. Sàn Forex là một thị trường phi tập trung (decentralized market). Nghĩa là không có trung tâm giao dịch chính thức nào mà các giao dịch được thực hiện thông qua một mạng lưới các ngân hàng, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư cá nhân trên khắp thế giới.
Các cặp tiền tệ thường được giao dịch trên sàn Forex bao gồm: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD,….. Các nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận từ sàn Forex thông qua việc mua và bán các cặp tiền tệ với giá khác nhau và đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn.
Xem thêm: App Forex uy tín.
2.Tổng hợp các sàn Forex Lừa Đảo tại Việt Nam
Dưới đây là danh sách các sàn Forex đã bị cảnh báo lừa đảo tại Việt Nam. Mọi người tham khảo thêm để tránh rủi ro nhé.
#1 Sàn Forex Multiply Markets lừa đảo
Forex Multiply Markets là một sàn giao dịch Forex được thành lập vào năm 2017 và có trụ sở tại Vương Quốc Anh. Sàn này cung cấp nhiều loại tài khoản giao dịch, bao gồm: tài khoản Micro, Standard và VIP, cùng với các công cụ và dịch vụ hỗ trợ khác. Multiply Markets cho phép nhà đầu tư giao dịch trên nhiều nền tảng, bao gồm MetaTrader 4 và MetaTrader 5.
Tuy nhiên, gần đây Multiply Markets bị người dùng bóc phốt rằng sàn không hề có giấy phép hoạt động như những gì đã công bố trước đó. Với những nhà đầu tư mới sẽ không được hỗ trợ mở tài khoản Demo. Ngoài ra, quá trình rút tiền trên sàn Multiply Markets cũng khá phức tạp, rườm rà, phát sinh nhiều phí giao dịch (phí hoa hồng, phí spread,… ) rất cao.
Một số rủi ro khác khi đầu tư chứng khoán trên sàn Multiply Markets:
- Không được quy định và quản lý bởi cơ quan uy tín.
- Không cung cấp các chính sách bảo mật cho nhà đầu tư.
- Thông tin kết nối không rõ ràng.
- Yêu cầu ký gửi với số tiền lớn lên đến 500 USD.
- Phí spread thấp chỉ dành cho các đại lý lớn, còn những nhà đầu tư nhỏ lẻ phí này khá cao.
- Bản demo không có sẵn.
#2 Sàn GG Trade lừa đảo
Sàn giao dịch Forex GG Trade được thành lập vào năm 2016, có trụ sở được đặt tại Hồng Kông. Sàn cung cấp nhiều loại tài khoản giao dịch gồm: tài khoản Micro, Standard, ECN và VIP,….
Sàn forex GG Trade cung cấp 3 loại tài khoản chính:
- Tài khoản cơ bản.
- Tài khoản Silver.
- Tài khoản Platinum
Nếu bạn có dự định đầu tư vào sàn này thì nên cân nhắc lại. Bởi vì GG Trade đã bị cơ quan tài chính FMA New Zealand cảnh báo vì làm giả giấy phép hoạt động. GG Trade thông báo rằng họ được quản lý bởi nhà cung dịch vụ tài chính FSP của New Zealand nhưng thực chất không phải.
Ngoài ra, nếu bạn tìm hiểu kỹ về thông tin liên hệ, tên gọi sẽ nhận thấy rằng ghi rõ Jinshi Global Financial Group hay GGtrade International Ltd sẽ không nhận được bất kỳ thông tin nào về tập đoàn này về thời gian thành lập, trụ sở chính, lĩnh vực kinh doanh,…
Chưa dừng lại ở việc đó, GG Trade còn công bố thông tin giả có 60 triệu khách hàng đã đăng ký giao dịch tại 100 quốc gia khác nhau. Trong khi các sàn giao dịch uy tín có quy mô lớn lại chưa đạt được thành công như vậy.
Một số rủi ro khi tham gia sàn GG Trade mà bạn cần được biết như:
- GG Trade lôi kéo trader bằng việc thực hiện giao dịch ủy thác lợi nhuận cao mang nhiều nguy hiểm, rủi ro và kém an toàn.
- Chính sách rút tiền không rõ ràng, không đảm bảo uy tín.
#3 Sàn ECN Capital lừa đảo
ECN Capital là một nhà môi giới ngoại hối và CFD, trực thuộc tập đoàn Global Prisma Ltd, có trụ sở tại Cộng hòa Síp. Sàn này được biết đến với mô hình giao dịch ECN, nơi các giao dịch được đưa vào một mạng lưới tài khoản giao dịch và được thực hiện thông qua các nhà cung cấp thanh khoản.
Các loại phí mà sàn ECN Capital thu bao gồm:
- Phí spread từ 1.5 – 3 pip.
- Phí swap khá cao so với các sàn khác.
- Phí hoa hồng từ 3$ – 15$.
Lưu ý rằng, Sàn ECN Capital hiện nay chưa có bất kỳ giấy phép nào từ cơ quan quản lý uy tín trên toàn cầu. Do đó, không thể coi ECN Capital là sàn giao dịch an toàn và uy tín.
Một số rủi ro bạn có thể gặp phải khi giao dịch trên sàn ECN Capital như:
- ECN Capital bị rất nhiều cơ quan cảnh báo lừa đảo gồm CySEC, FINMA và FMA New Zealand.
- ECN Captial nêu thông tin sai lệch, không minh bạch, mơ hồ về sàn.
- Khách hàng không thể thực hiện giao dịch rút tiền theo những điều khoản ban đầu.
- Nếu muốn rút tiền bạn phải chịu nhiều khoản phí vô lý.
#4 Sàn Blue Trading lừa đảo
Blue Trading là một sàn Forex có trụ sở chính được đặt tại Tokyo, Nhật Bản. Theo thông tin ghi nhận, sàn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nhật Bản BluVoji Group Ltd, có văn phòng trên toàn thế giới. Blue Trading cung cấp nhiều tùy chọn giao dịch tài chính và đầu tư trên nhiều loại sản phẩm với trọng tâm chính là tiền điện tử.
Gần đây, nhiều người dùng khiếu nại trên diễn đàn rằng Blue Trading đã tham gia lừa đảo người dùng. Cụ thể, Blue Trading đã cung cấp thông tin về công ty sai lệch với thực tế, từng bị cơ quan tài chính FCA phát cảnh báo về khả năng lừa đảo. Nếu khách hàng muốn rút tiền sàn sẽ gây nhiều khó khăn, lẩn tránh, thu nhiều loại phí không chấp nhận được.
Vào 26/9/2018 BluVenture Group Ltd (BlueBroker/BlueTrading) đã bị trục xuất vĩnh viễn khỏi tư cách thành viên của Ủy ban Tài chính, một tổ chức giải quyết tranh chấp bên ngoài (EDR) độc lập, tập trung vào thành viên hàng đầu dành cho các nhà môi giới trực tuyến quốc tế tham gia thị trường ngoại hối Toàn cầu (ngoại hối), các công cụ phái sinh và CFD.
#5 Sàn EU Capital lừa đảo
Sàn EU Capital thuộc quyền quản lý và sở hữu bởi Gelko Partners LTD có trụ sở chính tại Quần đảo Marshall. Cũng như những sàn giao dịch ngoại hối ở trên, sàn EU Capital được nhiều người dùng chứng minh được sự lừa đảo, có gian lận trong giao dịch.
Những minh chứng chứng minh sàn EU Capital lừa đảo khách hàng
- Thiếu thông tin về cơ quan pháp lý, đưa thông tin liên hệ, địa chỉ sai lệch.
- Là một trong những sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam bị cơ quan tài chính FCA từng phát cảnh báo .
- Gian lận trong cách tính phí spread bằng cách giãn spread trái quy định khi giao dịch.
- Gây khó khăn không cho rút tiền và dùng nhiều chiêu trò dụ dỗ trader nạp thêm tiền ký quỹ đầu tư với số lượng lớn.
- Có nhiều yêu cầu phức tạp, vô lý trong chương trình phần thưởng “Tiền thưởng ký quỹ”.
- Không thể tạo tài khoản Demo.
- Phí spread cực kỳ cao, chênh lệch rộng EUR/USD trên nền tảng dựa trên web của EU Capital là 3 pip.
- Yêu cầu ký quỹ cao, khoản đầu tư tối thiểu phải đạt 250$.
- Nền tảng web chưa được kiểm chứng.
#6 Sàn OT Capital lừa đảo
OT Capital là nhà môi giới CFD và FX, trụ sở của sàn này được đặt tại Úc. Sàn cung cấp cho khách hàng một loạt các công cụ giao dịch như: các cặp tiền tệ ngoại hối, chứng khoán, hàng hóa,….
Theo ASIC đã vạch trần về thông tin xác thực của sàn OT Capital. Thực tế, OT Capital không được nắm giữ bởi OT Markets Pty Ltd, một công ty đóng vai trò là Đại diện được ủy quyền của AGM Markets Pty Ltd và chưa được Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc cấp giấy phép hoạt động.
OT Capital bị mọi người phát hiện ra rằng AGM Markets là một bản sao của thị trường được quản lý hợp pháp. Hơn nữa, trên diễn đàn, group về trader bóc phốt OT Capital đã lừa đảo nhiều khách hàng.
Không chỉ dừng lại ở đó, các điều khoản giao dịch tại OT Capital không rõ ràng, có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh các điều kiện giao dịch của OT Capital. Cụ thể, nhà môi giới không xác định số tiền gửi tối thiểu cần thiết cho các loại tài khoản khác nhau, cũng như không biết phương thức thanh toán nào có thể truy cập được, các loại chênh lệch cũng không rõ ràng,…
Ngoài ra, OT Capital cũng không hỗ trợ người dùng tài khoản demo. Trong khi, điều tiên quyết để lựa chọn sàn giao dịch uy tín là nên lựa chọn nhà môi giới có cung cấp tài khoản Demo miễn phí.
#7 Sàn GCE Capitals lừa đảo
Sàn giao dịch GCE Capitals từng tuyên bố rằng đơn vị là một trong những nền tảng giao dịch ngoại hối và tiền điện tử tuyệt vời nhất. Trong khi, thực tế lại không phải vậy.
Dưới đây là một số điểm chỉ rõ GCE Capitals lừa đảo khách hàng như thế nào:
- Có một số thành phần thực sự đáng ngờ trong phương thức đầu tư của sàn GCE Capitals.
- GCE Capitals chưa giải thích cách thức hoạt động của giao dịch hoặc tỷ lệ hoàn vốn thực sự là bao nhiêu. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy chiến lược GCE Capitals này mang lại lợi nhuận.
- Hệ thống GCE Capitals không tạo ra thu nhập và không cho phép khách hàng đầu tư tiền.
- Sàn giao dịch GCE Capitals không cung cấp số điện thoại hay thông tin liên lạc nào, hoặc có những thông tin giả, không thể liên hệ được.
- Theo thông tin thì sàn GCE Capitals trụ sở chính của GCE Capitals ở Zurich, Thụy Sĩ, cùng với một văn phòng vệ tinh ở London, Vương quốc Anh nhưng hiện tại không có hồ sơ đăng ký hợp pháp nào.
- Phương pháp GCE Capitals không mang lại bất kỳ khoản lợi nhuận nào, hoàn toàn ngược lại với lời quảng cáo.
#8 Sàn Liber Forex lừa đảo
Sàn Liber Forex đến từ Anh Quốc đã từng quảng cáo rầm rộ rằng sẽ giúp trader bỏ 1 đồng vốn thu về hàng trăm đồng lời. Nhưng sự thật là:
- Giấy phép từ Ủy ban dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize IFSC mà đơn vị “tung hô” trước đó khi tra cứu giấy phép trên trang web chính thức của IFSC, không có kết quả nào liên quan đến sàn Forex Liber.
- Sàn Liber Forex có dấu hiệu làm giá đồng Coin khi thực thế mới đưa ra khoảng 3% số coin ra thị trường lại quảng cáo Liber Forex có 35 triệu coin.
- Hoạt động đa cấp với cam kết lợi nhuận khủng mỗi tháng.
- Nằm trong danh sách các sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam đã được Bộ Công thương Việt Nam cảnh báo lừa đảo, hoạt động bất hợp pháp.
#9 Sàn Trading Markets lừa đảo
Sàn Trading Markets bị các chuyên gia trong giới đầu tư bóc phốt giả danh sàn Forex uy tín FXTM. Sàn này hoạt động lừa đảo khách hàng với những hành vi như:
- Thường xuyên giữ tiền, không cho rút tiền bằng lý do nâng cấp hệ thống.
- Huy động vốn kém an toàn từ hệ thống đa cấp.
- Bản chất chỉ là sàn BO nhưng công bố là sàn Forex Broker chuyên nghiệp.
Ngoài những sàn Forex kém uy tín kể trên thì mọi người nên cẩn thận thêm những sàn giao dịch lừa đảo như sau:
Sàn Forex | Dấu hiệu lừa đảo |
Sàn GCFX |
|
Sàn TradeFTM |
|
Sàn Novox |
|
Sàn GICC FX |
|
Sàn Samtrade FX |
|
Sàn FC Market |
|
3.Cách tránh khỏi sàn Forex lừa đảo, kém uy tín
Để tránh khỏi những sàn Forex lừa đảo, kém uy tín thì mọi người nên trang bị cho mình những kiến thức như:
- Nên lựa chọn các sàn Forex được cấp phép tại Việt Nam.
- Kiểm tra thời gian thành lập và hoạt động của sàn Forex.
- Kiểm tra tính pháp lý của giấy phép hoạt động, thông tin có cập nhật đúng không.
- Đọc review về khả năng thanh khoản nạp/rút tiền của sàn có dễ dàng hay tốn thêm phí vô lý gì không.
- Nên tham khảo thêm lời khuyên của những trader có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực.
- Nên tìm hiểu kỹ về sàn giao dịch mình muốn giao dịch và chọn những sàn có uy tín, được cấp phép bởi các tổ chức quản lý tài chính có thẩm quyền.
- Nên kiểm tra các phương thức thanh toán mà sàn cung cấp và đảm bảo rằng chúng là những phương thức thanh toán an toàn và được chấp nhận rộng rãi.
- Nên tìm hiểu về chi phí giao dịch của sàn.
- Tránh những lời hứa mang lại lợi nhuận quá cao, vô lý.
Như vậy, bài viết trên đây atmbank đã giúp bạn tổng hợp các sàn Forex Lừa Đảo tại Việt Nam. Khi chuẩn bị đầu tư thì mọi người nên dành thời gian kiểm tra thông tin kỹ về sàn đó. Nếu sàn có quá nhiều dấu hiệu đỏ, đặc điểm lừa đảo thì bạn không nên liều lĩnh đầu tư nhé.