Gửi tiền vào tài khoản thẻ ngân hàng là hình thức bảo quản tài chính phổ biến nhất hiện nay vì những lợi ích nó mang lại. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp bị mất tiền trong tài khoản khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.
Vậy Tiền để trong thẻ ATM có bị mất không, khi nào thẻ bị trừ tiền và cần lưu ý điều gì trong quá trình sử dụng thẻ để tránh bị mất tiền, cùng ATMBank đọc bài viết dưới đây nhé!
1.Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là công cụ được ngân hàng phát hành để thực hiện các tính năng như: rút tiền, chuyển tiền, tra cứu số dư, thanh toán hóa đơn… tại các cây ATM.
Các loại thẻ ATM hiện nay
Tùy thuộc vào tính năng sử dụng, thẻ ATM được chia ra làm 3 loại như sau:
- Thẻ trả trước: Đây là loại thẻ hình thức sử dụng như một chiếc sim điện thoại. Khách hàng nạp tiền vào thẻ và sử dụng trong phạm vi số tiền đó. Loại thẻ này không cần thiết phải mở tài khoản ngân hàng, do đó, bạn có thể đăng kí thẻ này tặng cho người thân chi tiêu một cách thuận tiện.
- Thẻ ghi nợ: Thẻ ghi nợ là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với loại thẻ này, bạn cũng chỉ có thể sử dụng trong phạm vi số tiền có trong thẻ. Tuy nhiên, thẻ này có có các tính năng khác như: chuyển tiền, rút tiền, tra cứu số dư tài khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại…
- Thẻ tín dụng: Khác với thẻ trả trước và thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng là loại thẻ chi tiêu trước rồi trả tiền sau. Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một hạn mức nhất định để chi tiêu hàng tháng, bạn có nghĩa vụ trả lại số tiền đã sử dụng cho ngân hàng sau 45 ngày.
2.Tiền để trong thẻ ATM có bị mất không?
Việc để tiền trong thẻ ATM là rất an toàn vì nếu muốn rút hay chuyển tiền từ tài khoản, trường hợp rút tại cây ATM thì phải biết mật khẩu thẻ, rút tiền qua app thì phải nhập mã OTP được gửi về số điện thoại. Do đó, khả năng để tiền trong thẻ ATM bị mất là rất khó có thể xảy ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc bị mất tiền trong thẻ ATM vẫn tồn tại. Lý do bị mất tiền thông thường là vì khâu bảo mật ở phía khách hàng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân từ phía bảo mật của ngân hàng vẫn có. Do đó, trong trường hợp bị mất tiền trong thẻ ATM, khách hàng phải báo ngay ngân hàng để điều tra xem lí do nằm ở phía nào.
Nếu nguyên nhân từ phía ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hàng bồi thường trả lại số tiền khách hàng đã mất. Còn nếu lí do từ phía khách hàng thì khách hàng có thể nhờ ngân hàng hỗ trợ và báo công an vào cuộc điều tra.
Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng để tiền trong thẻ ATM bị mất.
3.Những nguyên nhân dẫn đến việc bị mất tiền trong tài khoản thẻ
Nguyên nhân từ phía hệ thống bảo mật của ngân hàng
Gửi tiền vào tài khoản ngân hàng là một hình thức an toàn nhưng dĩ nhiên cũng không thể có tính tuyệt đối.
Mặc dù ngân hàng đã đầu tư vào công nghệ thông tin để có hệ thống bảo mật tốt nhưng hệ thống bảo mật của ngân hàng cũng không thể bảo đảm tuyệt đối an toàn vì các “hacker” luôn đi trước về công nghệ, tìm ra lỗ hỗng trong hệ thống bảo mật của ngân hàng để lấy trộm tiền của khách hàng.
Đó là lý do vì sao có những vụ việc khách hàng phát hiện mất tiền và đã báo cho ngân hàng để khóa tài khoản nhưng tài khoản vẫn bị “bốc hơi”.
Đối với trường hợp này, khi ngân hàng điều tra lịch sử giao dịch của khách hàng không có phát sinh giao dịch nào gây mất tiền thì khả năng cao nguyên nhân nằm ở hệ thống bảo mật của ngân hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ đền bù số tiền đã mất của khách hàng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Bảo mật tài khoản lỏng lẻo
Nguyên nhân này liên quan đến việc đặt mật khẩu của chủ thẻ. Đặt mật khẩu quá đơn giản hoặc mật khẩu dài nhưng lại chọn ngày sinh, số điện thoại… khiến kẻ gian bẻ khóa và lấy cắp tiền trong thẻ của bạn.
Để hạn chế vấn đề này, chủ thẻ cần đặt mật khẩu chặt chẽ, khó đoán bằng các kí tự đặc biệt đan xen và thường xuyên thay đổi mật khẩu thẻ.
Bị đánh cắp thông tin trong quá trình giao dịch tại cây ATM
Đây là mối nguy hiểm lớn nhất, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ và xảy ra ở các cây ATM vắng vẻ, ít người qua lại.
Kẻ gian không chỉ rình rập để đánh cắp tiền hay thông tin mà chúng còn đặt những thiết bị ghi hình lén để ăn cắp thông tin như số thẻ, mật khẩu hoặc thậm chí là dùng thẻ trắng để nuốt thẻ thật.
Để hạn chế tình huống này, bạn không nên sử dụng các cây ATM ở những nươi hoang vắng và có dấu hiệu tình nghi.
Bị xâm nhập tài khoản khi dùng thẻ trực tuyến
Đây là rủi ro mặc dù tỷ lệ xảy ra rất hiếm nhưng trên thực tế đã có trường hợp xảy ra. Khi bạn thanh toán tiền qua các trang web không an toàn, không đảm bảo chính là nguyên nhân khiến bạn bị mất đi mật khẩu thẻ. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng giao dịch thanh toán online qua các trang uy tín.
→Sau khi ngân hàng điều tra, với những trường hợp bị mất tiền do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì ngân hàng không có trách nhiệm bồi thường mà ngân hàng chỉ hỗ trợ phối hợp với công an để tiến hành vào cuộc điều tra tìm người đã lấy trộm tiền của khách hàng.
4.Mất tiền trong thẻ ATM có lấy lại được không?
Khi phát hiện bị mất tiền trong thẻ, bạn cần thực hiện đúng quy trình như sau:
+ Bước 1: Khóa thẻ
Lúc này, bạn cần bình tĩnh gọi điện đến tổng đài ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức.
+ Bước 2: Kiểm tra tình trạng thẻ
Kiểm tra xem thẻ còn nằm trong tầm tay mình không hay đã bị đánh cắp, rơi rớt.
+ Bước 3: Yêu cầu ngân hàng điều tra thẻ
Gọi ngay tổng đài hoặc đến trực tiếp ngân hàng để trình bày sự việc, yêu cầu ngân hàng điều tra thẻ. Sauk hi có kết quả điều tra:
- Nếu lỗi từ phía ngân hàng, ngân hàng sẽ bồi thường hoàn trả khách hàng số tiền đã mất.
- Nếu do người khác thực hiện giao dịch và bị trừ tiền, tức do khách hàng bị sơ hở trong việc bảo mật thẻ cá nhân, khách hàng sẽ không thẻ lấy lại tiền từ ngân hàng mà phải báo với công an, ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với công an để điều tra đòi lại tiền cho khách hàng.
5.Những lưu ý khi sử dụng thẻ ATM để tránh trường hợp bị mất tiền
Đăng ký dịch vụ SMS Banking
Đây là cách nhanh nhất để phát hiện thẻ bị mất tiền. Nhiều khách hàng vì tiếc phí dịch vụ SMS Banking hàng tháng nên không đăng kí dịch vụ này.
Tuy nhiên, dịch vụ này là rất cần thiết, mức phí cũng không cao so với tính năng nó mang lại nên khách hàng cần đăng kí dịch vụ SMS Banking để khi có bất cứ biến động tài khoản nào bất thường, chủ thẻ sẽ phát kiện kịp thời và có hướng xử lí ngay.
Đặt mật khẩu chặt chẽ, khó đoán
Để tránh việc bị cắp thông tin mật khẩu hoặc bị bẻ khóa mật khẩu để trộm tiền, cần đặt mật khẩu thẻ một cách chặt chẽ, khó đoán bằng cách sử dụng nhiều ký tự đặc biệt đan xen.
Ngoài ra, nên thường xuyên thay đổi mật khẩu thẻ định kỳ 3 tháng 1 lần để tăng cường tính bảo mật.
Bảo quản thẻ ATM cẩn thận
Cũng như việc đặt mật khẩu, việc bảo quản thẻ ATM cũng rất quan trọng bởi khi bị đánh cắp thẻ, nguy cơ bị mất tiền cũng rất cao, đặc biệt là các thẻ ATM có gắn chip ở một số ngân hàng có thể giao dịch mà không cần nhập mật khẩu.
Do đó, không nên đưa thẻ cho người khác mượn hoặc nhờ người khác rút tiền.
Thận trọng khi thực hiện giao dịch trực tuyến
Để tránh trường hợp bị hack tài khoản trộm tiền, khách hàng cần lưu ý:
- Không bấm vào các đường link lạ yêu cầu nhập thông tin cá nhân hoặc thông tin thẻ.
- Chỉ thanh toán trực tuyến tại các trang uy tín, chính thức của các ngân hàng hoặc những trang bán hàng online uy tín như shopee, lazada…
Khóa thẻ ngay khi phát hiện mất tiền
Ngay khi phát hiện bị mất tiền trong tài khoản, cần liên hệ với ngân hàng để yêu cầu khóa gấp thẻ. Như vậy, kẻ cắp sẽ không thể tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển rút tiền.
6.Sử dụng thẻ ATM bị trừ tiền khi nào?
Có 6 loại phí khác nhau bạn cần nắm rõ khi sử dụng thẻ ATM ngân hàng:
Phí duy trì tài khoản ngân hàng
Phí duy trì tài khoản hay còn gọi là số dư tối thiểu trong tài khoản, là điều kiện bắt buộc để bạn có thể sử dụng tài khoản ngân hàng.
Mức phí này dao động từ 5.000 đồng – 15.000 đồng/ tháng đối với ngân hàng nội địa và khoảng vài trăm nghìn đối với ngân hàng quốc tế. Phí này sẽ được tính vào cuối tháng khi số tiền trong tài khoản của bạn dưới mức quy định tối thiểu.
Tuy nhiên, đây là loại phí có thể tránh được, chỉ cần bạn lưu ý duy trì số dư tài khoản theo quy định của ngân hàng thì cuối tháng sẽ không bị trừ phí này nha.
Phí thường niên Thẻ
Đây là loại phí bắt buộc chủ thẻ phải đóng hàng năm. Hiện tại, mức phí thường niên áp dụng đối với:
- Thẻ nội địa là từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/ năm
- Thẻ quốc tế từ 100.000 đồng – 500.000 đồng/năm.
Đối với thẻ tín dụng, tùy thuộc vào hạn mức và ưu đãi của thẻ, mức phí thường niên sẽ khác nhau. Ở một số ngân hàng lớn, thẻ tín dụng có hạn mức cao, nhiều ưu đãi sẽ có phí thường niên lên đến 10.000.000 đồng/năm.
Phí quản lý tài khoản ngân hàng
Phí quản lý tài khoản ngân hàng là các loại phí khi khách hàng sử dụng các dịch vụ quản lý tài khoản, trường hợp khách hàng không sử dụng thì không bị trừ tiền bởi loại phí này.
Hiện nay có 2 loại dịch vụ quản lý tài khoản là dịch vụ SMS Banking (thông báo các giao dịch phát sinh qua tin nhắn điện thoại) và dịch vụ Internet Banking/ Moblie Banking (thông báo các giao dịch phát sinh qua các app điện tử).
Phí chuyển tiền và rút tiền
Nói về khoản phí này thì hầu như khách hàng nào cũng đã biết được. Khi thực hiện chuyển hoặc rút tiền tại cây ATM, thẻ sẽ bị trừ tiền.
Mức phí này theo quy định riêng của mỗi ngân hàng. Nhưng có một lưu ý là nếu rút tiền ở cây ATM của ngân hàng đang sử dụng thì phí sẽ thấp hơn so với rút ở cây ATM của ngân hàng khác.
Tuy nhiên, hiện nay, giao dịch chuyển tiền đa phần khách hàng đều thực hiện trên các nền tảng ngân hàng điện tử để đỡ mất phí chuyển tiền. Nhưng khi rút tiền qua thẻ ATM thì cách nào cũng sẽ bị trừ phí.
Phí giao dịch ở nước ngoài
Khi bạn thực hiện bất kỳ giao dịch nào bằng thẻ ATM nội địa ở nước ngoài, mỗi giao dịch sẽ đều bị trừ tiền, mức phí sẽ tùy thuộc vào ngân hàng tại quốc gia đó, thông thường sẽ được tính với mức 3% tổng số tiền giao dịch. Thậm chí ngay cả khi bạn vấn tin số dư cũng sẽ bị trừ phí.
Đó là lí do tại sao khi có nhu cầu đi du lịch, công tác ở nước ngoài, bạn lên đăng kí một chiếc thẻ ATM quốc tế (Visa/ Mastercard) để không bị trừ tiền bởi loại phí này.
Phí in sao kê
Ở một số trường hợp khách hàng có nhu cầu sao kê để kiểm tra, kiểm soát, xác thực tài chính hoặc để cung cấp làm hồ sơ vay tín chấp…. Có 2 hình thức sao kê:
Sao kê trực tuyến: Khách hàng tự thực hiện sao kê thông qua dịch vụ Internet Banking/Moblie Banking. Hình thức sao kê này không mất phí nhưng bảng sao kê này chỉ mang tính chất tham khảo để chủ thẻ kiểm soát tài chính chứ không có giá trị làm hồ sơ cho các thủ tục hành chính.
Sao kê trực tiếp: Chủ thẻ yêu cầu ngân hàng thực hiện sao kê, bản sao kê này sẽ được ngân hàng đóng dấu chứng thực và có giá trị pháp lý. Với hình thức sao kê trực tiếp, mức phí sẽ dao động từ từ 20.000 đồng – 100.000 đồng tùy từng loại thẻ khách hàng đang sử dụng.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến việc Tiền để trong thẻ ATM có bị mất không, nếu không may bị mất thì phải xử lý như nào và những trường hợp nào thẻ bị từ tiền để bạn có thể kiểm soát được cũng như an tâm hơn khi sử dụng thẻ ATM ngân hàng nhé!