Trong quá trình sử dụng, nhiều trường hợp tài khoản ngân hàng bị khóa khiến khách hàng lo lắng vì trong khoảng thời gian này có phát sinh giao dịch thì không biết tiền có vào tài khoản không hay sẽ đi đâu. Vậy tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận và rút tiền được không, cùng ATMBank tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1.Tài khoản ngân hàng là gì?
Tài khoản ngân hàng là loại tài sản tại ngân hàng cho phép khách hàng gửi tiền vào để thực hiện các giao dịch hoặc để gửi tiết kiệm.
Khi bạn gửi tiền vào tài khoản ngân hàng là tài khoản thanh toán hay tài khoản tiết kiệm thì bạn vẫn được ngân hàng trả lãi suất theo mức quy định riêng của từng ngân hàng.
Với mỗi tài khoản ngân hàng sẽ được cấp một dãy số, gọi là số tài khoản ngân hàng, bao gồm 8 – 15 chữ số (tùy ngân hàng). Khách hàng sẽ sử dụng số tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính.
Mỗi khách hàng có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính khuyên mỗi người chỉ nên mở đến 2 tài khoản ngân hàng để quản lý tài chính được tốt hơn và đồng thời tăng tính bảo mật tối đa cho các giao dịch.
2.Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận và rút tiền được không?
Để trả lời cho câu hỏi này, khách hàng cần phân biệt được tài khoản ngân hàng bị khóa và thẻ ATM ngân hàng bị khóa.
Rất nhiều người nhầm lẫn 2 trường hợp này là 1, tuy nhiên thực tế không phải như vậy và 2 trường hợp này hoàn toàn khác nhau:
Trường hợp 1: Thẻ ATM bị khóa
Trong trường hợp thẻ ATM ngân hàng bị khóa vì các lý do như nhập sai mã PIN nhiều lần…thì tài khoản ngân hàng không bị khóa, vẫn hoạt động bình thường.
Do đó, mặc dù không thể rút hay giao dịch qua thẻ ATM nhưng bạn vẫn có thể nhận và rút tiền trực tiếp tại ngân hàng hoặc qua các nền tảng thương mại điện tử.
Trường hợp 2: Tài khoản ngân hàng bị khóa
Với trường hợp này, ngân hàng đã khóa số thông tin tài khoản của bạn nên bạn không thể thực hiện bất cứ một giao dịch nhận hay rút tiền nào vào tài khoản.
Như vậy, câu trả lời là tài khoản ngân hàng bị khóa thì không thể nhận và rút tiền, còn nếu thẻ ATM bị khóa mà tài khoản không bị khóa thì vẫn nhận và rút tiền được, chỉ là không thực hiện được qua thẻ ATM.
3.Tại sao tài khoản ngân hàng bị khóa?
Lưu ý là tài khoản ngân hàng không ngẫu nhiên bị khóa, mà phải có nguyên nhân. Do đó, khi phát hiện tài khoản ngân hàng bị khóa và không giao dịch được, cần kiểm tra xem nguyên nhân do đâu để có hướng xử lý. Tài khoản ngân hàng thường bị khóa do các nguyên nhân sau:
Tài khoản ngân hàng hết hạn sử dụng
Cũng như thẻ ATM, tài khoản ngân hàng cũng có thời hạn sử dụng nhất định, khi hết thời hạn này mà khách hàng không đăng kí gia hạn thì ngân hàng sẽ tự động khóa thông tin tài khoản của bạn.
Tài khoản của bạn lâu ngày không sử dụng
Ngân hàng cũng có quy định thời gian không sử dụng thì sẽ bị khóa tài khoản. Cụ thể là tối đa trong vòng 1 năm, tài khoản của bạn không phát sinh bất cứ một giao dịch nào thì ngân hàng sẽ đơn phương khóa tài khoản của bạn.
Do đó, nên xem xét có nhu cầu sử dụng mới mở tài khoản ngân hàng.
Nợ thẻ tín dụng quá lâu
Trường hợp tài khoản của bạn nợ tín dụng quá lâu không trả cũng là nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng của bạn bị khóa.
Do đó, trong thời hạn 45 ngày chi tiêu qua thẻ tín dụng, bạn nên trả nợ đúng hạn để tránh bị khóa tài khoản ngân hàng.
Do chủ tài khoản yêu cầu khóa
Trong một số trường hợp, khách hàng phát hiện bị lộ thông tin tài khoản của mình và để tránh trường hợp bị đánh cắp tiền trong tài khoản, chủ tài khoản sẽ báo ngân hàng để khóa tài khoản.
Ngoài các nguyên nhân trên, một số trường hợp còn bị khóa tài khoản do các nguyên nhân khác. Trong trường hợp như vậy, tức khi không tìm ra nguyên nhân tài khoản bị khóa, bạn cần liên hệ với ngân hàng để được giải đáp.
4.Phải xử lý như nào khi tài khoản ngân hàng bị khóa?
Tài khoản ngân hàng bị khóa ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng vì không thể thực hiện bất cứ một giao dịch nào. Do đó, khi phát hiện tài khoản bị khóa, cần tìm hiểu xem nguyên nhân nằm ở đâu.
Khi đã biết nguyên nhân và muốn tiếp tục sử dụng tài khoản thì chỉ có cách đến ngân hàng để mở lại tài khoản. Cụ thể các bước như sau:
- Bước 1: Mang theo CMND/CCCD đến quầy giao dịch ngân hàng để mở khóa tài khoản.
- Bước 2: Trình bày với nhân viên ngân hàng về mong muốn mở lại tài khoản của mình.
- Bước 3: Khi đó, nhân viên ngân hàng sẽ phát cho bạn một mẫu đơn mở lại tài khoản. Bjan điền đầy đủ các thông tin trong mẫu đơn đó.
- Bước 4: Sau khi điền xong mẫu đơn, bạn nộp lại cho nhân viên ngân hàng kèm theo giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD…
- Bước 5: Nhân viên ngân hàng sẽ so sánh, đối chiếu thông tin bạn vừa cung cấp với thông tin ở tài khoản trước đó.
Nếu mọi thông tin là chính xác, ngân hàng sẽ thực thi mở lại tài khoản cho bạn. Khi đó, bạn đã có thể thực hiện các giao dịch qua tài khoản như bình thường.
5.Phải làm gì khi lỡ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng bị khóa?
Khi gặp phải trường hợp này, bạn đừng quá lo lắng, vì tài khoản người nhận đã bị khóa thì sẽ không nhận được số tiền bạn đã chuyển. Mặc dù bạn đã bị trừ tiền nhưng bạn sẽ được ngân hàng hoàn trả sau 1 – 2 ngày.
6.Lợi ích khi mở tài khoản ngân hàng
Hiện nay, hầu như mỗi người đều mở ít nhất 1 tài khoản ngân hàng để sử dụng bởi những lợi ích nó mang lại:
+ Linh hoạt, tiện lợi cho các giao dịch tài chính: Thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt cho các giao dịch, khi sử dụng tài khoản ngân hàng, chủ thẻ có thể thanh toán hoặc thực hiện các giao dịch tài chính hầu như ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào, kể cả với một khoản tài chính có giá trị lớn.
+ Tính bảo mật an toàn: Đối với hình thức giữ tiền truyền thống là khách hàng tự giữ tiền mặt trong tủ, ví hoặc két sắt.
Như vậy, việc thất thoát và mất tiền trong quá trình kiểm đếm hay bị mất cắp hay tiền giả… sẽ dễ xảy ra. Thay vào đó, với hình thức để tiền trong tài khoản, tính an toàn sẽ cao hơn vì hầu như giao dịch nào cũng cần phải cung cấp mật khẩu, mã OTP, những thông tin mà chỉ có chủ thẻ mới biết được.
+ Kiểm soát tài chính dễ dàng hơn: Như phương thức giữ tiền mặt truyền thống thì khi muốn kiểm tra số tiền đang có, người đó phải tiến hành kiểm đếm trực tiếp.
Như vậy, không chỉ mất thời gian mà còn không đảm bảo được độ chính xác và còn có khả năng gây thất thoát. Việc gửi tiền trong tài khoản ngân hàng giúp khách hàng quản lý được tài chính tốt hơn vì bất cứ giao dịch nào cũng được lưu lại và có thể tra cứu số dư tài khoản bất cứ lúc nào.
+ Có khả năng sinh lời, tiết kiệm: Như đã nói ở trên, khi khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán hay tài khoản tiết kiệm thì cũng sẽ được ngân hàng trả lãi theo mức quy định riêng của từng ngân hàng. Tài khoản tiết kiệm thì mức lãi, tức khả năng sinh lời sẽ cao hơn tài khoản thanh toán.
Các loại tài khoản ngân hàng hiện nay
Có 2 loại tài khoản ngân hàng hiện nay là tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm. Cùng phân biệt 2 loại tài khoản này thông qua bảng dưới đây:
Đặc điểm | Tài khoản thanh toán | Tài khoản tiết kiệm |
Mục đích gửi tiền | Thực hiện các giao dịch tài chính và chi tiêu sinh hoạt. | Gửi tiết kiệm để sinh lời, không dùng để thanh toán. |
Tính năng giao dịch |
|
|
Lãi suất | Hưởng theo mức lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn |
|
Sử dụng thẻ | Phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và liên kết với các nền tảng ngân hàng thương mại điện tử | Không phát hành thẻ |
Với những thông tin trên, chúng tôi đã giải đáp cho bạn tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận và rút tiền được không, đồng thời hướng dẫn bạn cách xử lý khi tài khoản bị khóa để bạn yên tâm hơn khi không may gặp phải trường hợp này nhé!