Nợ quá hạn là việc khách hàng không còn khả năng thanh toán khoản vay. Vấn đề này đang được nhiều khách hàng quan tâm và tìm cách xử lý. Do đó, bài viết sau đây atmbank sẽ cung cấp đến mọi người kiến thức về nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện, đi tù và quy trình kiện của ngân hàng 2023. Theo dõi hết nội dung bên dưới để có thêm thông tin hữu ích bạn nhé!
1.Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là khi đến hạn thanh toán, người vay không đủ khả năng tài chính để thanh toán hết khoản nợ theo thỏa thuận ban đầu. Mặc dù, khi vay tại ngân hàng, nhân viên sẽ hỗ trợ khách hàng trả nợ theo hình thức trả góp. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn không thể giải quyết được số nợ của mình dẫn đến tình trạng nợ quá hạn.
Nếu nợ quá hạn khách hàng “ngâm” vượt quá số ngày quy định sẽ bị xếp vào danh sách nợ xấu. Những thông tin về khách hàng khi nợ xấu sẽ được lưu lại trên Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Điều này sẽ gây khó khăn trong hồ sơ tín dụng, ảnh hưởng đến việc vay vốn sau này của khách hàng.
Các hình thức nợ quá hạn
Tùy vào mỗi tiêu chí đánh giá riêng, nợ quá hạn và nợ xấu sẽ được phân loại khác nhau.
Phân loại nợ quá hạn dựa vào tính chất khoản vay
- Nợ quá hạn có tài sản thế chấp: Đối với những khoản vay người vay có bổ sung giấy tờ, tài sản thế chấp là nhà cửa, xe ô tô, giấy tờ đấy, bảo hiểm,…
- Nợ quá hạn không có tài sản thế chấp (nợ tín chấp): Những khoản vay mà người vay không cần phải cung cấp tài sản đảm bảo. Khách hàng chỉ cần chứng minh được sự uy tín của bản thân với ngân hàng.
Phân loại nợ quá hạn dựa trên thời gian chậm trễ
- Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): Là khoản nợ quá hạn trả dưới 10 ngày, có khả năng thu hồi vốn và lãi.
- Nợ chú ý (Nhóm 2): Là khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày, được bên cho vay điều chỉnh kỳ hạn.
- Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Những khoản nợ để quá từ 91 – 180 ngày, khoản nợ được gia hạn nhưng khách hàng lại quá hạn thanh toán dưới 30 ngày.
- Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Là khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
- Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): Là mức độ nợ xấu nhất, ngân hàng có khả năng mất hoàn toàn vốn và lãi.
Để kiểm tra bản thân có thuộc nhóm nợ xấu hay không thì mọi người có thể xem cách kiểm tra nợ xấu CIC trên Momo.
2.Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?
Nợ ngân hàng bao lâu bị khởi kiện?
Nợ ngân hàng đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc. Trong đó, nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những chủ đề được bàn đến nhiều nhất. Khi khoản vay của khách hàng được xác định là nợ xấu thì ngân hàng đã đủ điều kiện trình đơn khởi kiện tòa án.
Tuy nhiên, thực tế thì ngân hàng sẽ không làm như vậy ngay lập tức mà sẽ gia hạn khoản vay cho khách hàng có thêm thời gian hoàn thành nghĩa vụ trả nợ dứt điểm.
Theo quy định Điều 275 Bộ luật dân sự năm 2015 đã nêu rõ, thời gian tối đa khác hàng phải thanh toán nợ cho ngân hàng là 36 tháng. Nếu quá khoảng thời gian này, khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền khởi tạo hồ sơ gửi đến nhờ tòa án xử lý, dùng biện pháp cưỡng chế tài sản để thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi.
Nợ ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện?
Câu hỏi Nợ ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện cũng được nhiều người quan tâm. Theo quy định, đối với những khoản nợ từ 2 triệu trở lên, ngân hàng đã có đủ điều kiện để lập hồ sơ thực hiện khởi kiện. Đặc biệt, đối tượng vay là những tổ chức lớn thì bắt buộc ngân hàng phải làm hồ sơ, khởi kiện và phải chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.
Còn với những khoản vay có giá trị nhỏ thì hầu như ngân hàng ít khi lập biên bản khởi kiện. Thay vào đó, bên cho vay sẽ áp dụng những biện pháp đòi nợ khác, hoặc liệt tên khách hàng vào danh sách nợ xấu, hạn chế người vay không được vay vốn ở bất kỳ đâu trong tương lai.
- Đọc thêm: App nào cho vay nợ xấu
3.Quy trình khởi kiện khi nợ ngân hàng
Để mọi người có thể hình dung nhanh được quá trình khởi kiện khi nợ ngân hàng. Atmbank tóm tắt quy trình khởi kiện thông thường như sau:
- Bước 1: Nhận thông báo nhắc nhở thanh toán khoản vay từ ngân hàng lần cuối.
- Bước 2: Nếu khách hàng vẫn chưa thanh toán khoản vay > ngân hàng xem xét lại hồ sơ vay.
- Bước 3: Tiến hành thu thập giấy tờ pháp lý về hợp đồng vay vốn > khởi tạo đơn kiện > gửi hồ sơ lên tòa án có thẩm quyền.
- Bước 4: Người vay nhận lệnh triệu tập từ tòa án.
- Bước 5: Tòa án tiến hành phân xử. Trường hợp, người vay vẫn cố tình lờ đơn triệu tập không có ý muốn hợp tác, thì tòa án sẽ tiến hành biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
- Bước 6: Ngược lại, nếu ngân hàng và khách hàng thỏa thuận suôn sẻ thì hai bên tự hòa giải.
- Bước 7: Người vay bắt buộc phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền gốc, tiền lãi, tiền phạt. Nếu không tòa án sẽ tiến hành phạt tù theo quy định hiện hành.
4.Những câu hỏi thường gặp về nợ ngân hàng
Nợ ngân hàng có đi tù không?
Đối với những người vay không có khả năng trả nợ vì lý do bất đắc dĩ thì ngân hàng có thể hỗ trợ gia hạn khoản vay, không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, với những đối tượng cố tình dùng thủ đoạn gian dối, có ý định trốn nợ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Trốn nợ, quỵt nợ bị ngân hàng xử lý như thế nào?
Nếu khách hàng có khoản nợ từ ngân hàng nhưng không có ý định trả thì sẽ phải chịu nhiều hình phạt dựa vào từng mức độ nặng nhẹ khác nhau:
- Bị tính phí phạt với lãi suất cao hơn so với lãi suất ban đầu. Thời gian nợ càng dài thì phí lãi càng nhiều.
- Bị đưa vào danh sách nợ xấu trên CIC, gây hạn chế khả năng vay vốn ngân hàng, công ty tài chính.
- Nhận nhiều cuộc gọi đòi nợ mỗi ngày hoặc thậm chí có nhân viên đến tận nhà để làm việc.
- Nếu khách hàng vay thế chấp sẽ bị tịch thu tài sản.
- Có thể bị khởi kiện, cải tạo hoặc đi tù nếu mức vi phạm cao.
Nếu ngân hàng phát hiện khách hàng có khả năng trả nợ nhưng lại gian dối và nghi ngờ có hành vi trốn nợ, không chịu trả thì sẽ lập tức khởi kiện. Lúc này, người vay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với nội dung cụ thể như sau:
- Người vay cố tình chiếm đoạt tài sản ngân hàng trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản: Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người chiến đoạt tài sản có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Ngoài ra người phạm tội cố tình chiếm đoạt tài sản của người khác còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, nếu cá nhân / tổ chức có hành vi cố tình trốn nợ, không trả nợ ngân hàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt nhẹ nhất áp dụng là phạt tiền, cao nhất là phạt tù có thời hạn 20 năm.
Bao lâu thì hết thời hạn nợ ngân hàng?
Thời hiệu ngân hàng khởi kiện Tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm, kể từ ngày yêu cầu. Trong đó, thời điểm xác định quyền và lợi ích của ngân hàng bị xâm phạm sẽ được xét dựa trên những yếu tố như sau:
- Thời hạn cuối của khách hàng thanh toán tiền trong hợp đồng.
- Thời hạn cuối của khách hàng thanh toán tiền theo thỏa thuận tại Biên bản đối chiếu, xác nhận công nợ hoặc một thỏa thuận khác giữa các bên về việc điều chỉnh lại thời hạn hợp đồng.
- Thời hạn bên người vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ theo hợp đồng đã ký.
Tóm lại, thời hiệu để ngân hàng khởi kiện lên Tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm. Nếu quá thời hạn đó thì ngân hàng sẽ mất quyền khởi kiện.
Xem thêm: Cách xóa nợ xấu Fecredit
Bị ngân hàng kiện phải làm gì?
Nếu bạn rơi vào tình trạng nợ xấu, thì mọi người nên chủ động tìm cách liên hệ với ngân hàng để nêu lý do và trình bày nguyện vọng muốn trả nợ của mình. Trong trường hợp, ngân hàng đã khởi kiện bạn lên tòa án rồi thì bạn nên tuân thủ lịch triệu tập, quy định xét xử của tòa và tiến hành thanh toán khoản nợ, đóng phạt theo quy định để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống.
Lưu ý, mọi người tuyệt đối không cố tình hoặc tỏ thái độ né tránh, không hợp tác với tòa . Bởi vì, nếu bạn càng cố tìm cách trốn nợ thì pháp luật sẽ xử lý nghiêm ngặt. Những đối tượng người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để thực hiện xử lý hình sự.
Tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là an toàn để không bị khởi kiện?
Hiện tại vẫn chưa có quy định chính xác 100% về tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là an toàn để không bị khởi kiện. Bởi vì, khởi kiện còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chính sách và điều kiện thực tế.
Dính nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không?
Khách hàng dính nợ quá hạn vẫn có thể xin miễn giảm lãi được. Tuy nhiên, bạn phải thông qua nhiều thủ tục xét duyệt khá khắt khe và phải có lý do chính đáng, bất khả kháng.
- Tham khảo: Mơ bị đòi nợ đánh số mấy
Như vậy, bài viết trên đây của atmbank đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện. Hy vọng sau khi đọc xong nội dung trên bạn đã cập nhật thêm được thông tin hữu ích. Khi vay, mọi người nên chú ý thanh toán khoản vay đúng hạn tránh nợ quá hạn, nợ xấu nhé!