Gần đây, tình hình lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp khiến rất nhiều người bị sập bẫy tăng nhanh đáng báo động. Kẻ lừa đảo sẽ đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền nhiều, việc nhẹ lương cao kích thích lòng tham của con mồi và dụ dỗ với nhiều thủ đoạn khác nhau. Cùng ATMBank phân tích Lừa đảo chuyển tiền qua bill Banking giả có lấy lại được không? nhé!
1.Dấu hiệu nhận biết chuyển tiền vào tài khoản banking lừa đảo
Lừa đảo bằng bill chuyển tiền giả
Các kẻ lừa đảo ngày càng thông minh hơn trong việc tạo ra các hóa đơn chuyển tiền giả để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn đang kinh doanh buôn bán, bạn cần phải cẩn trọng hơn. Một số kẻ xấu có thể giả danh là khách hàng và thanh toán cho bạn bằng chuyển khoản, sau đó gửi cho bạn một hóa đơn giả. Nếu bạn không kiểm tra kỹ và giao hàng vội vàng, bạn sẽ rất dễ bị lừa bởi những hóa đơn giả mạo đó.
Quý khách hàng hãy gọi đến số hotline 1900.0140 để được tư vấn và hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến trường hợp chuyển tiền nhầm hoặc bị lừa đảo qua mạng
Bên cạnh đó, khi cho ai đó mượn tiền, bạn cần phải cẩn trọng. Tương tự, khi đổi tiền mặt thành tiền trong tài khoản ngân hàng, bạn cũng cần phải đề cao sự thận trọng. Người mượn hoặc người đổi tiền có thể trả lại cho bạn một hóa đơn chuyển khoản giả mạo. Nếu bạn không kiểm tra kỹ, bạn sẽ bị mất tiền.
Lừa đảo làm CTV online Shopee, Lazada, Tiki, Amazone,…
Tội phạm mạng thường tạo các tài khoản mạng xã hội giả để đăng bài và chạy quảng cáo với nội dung “tuyển cộng tác viên mua bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…”. Người mua hàng được hứa sẽ nhận được hoàn tiền và hoa hồng từ 10% đến 20% giá trị đơn hàng mỗi khi mua hàng.
Công việc chốt đơn trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Co.opmart, Amazon,… (còn gọi là “app giật đơn”) là một chiêu lừa đảo phổ biến trong thời gian gần đây. Người mua tin tưởng và làm theo hướng dẫn để đặt đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử. Tội phạm mạng sau đó hoàn tiền và hoa hồng cho người mua hàng, tạo niềm tin và khơi dậy lòng tham.
Tuy nhiên, khi người mua hàng đặt đơn hàng lớn hơn và chuyển khoản số tiền lớn hơn, tội phạm mạng sẽ sử dụng các lý do giả để dụ người mua hàng chuyển khoản thêm tiền. Họ còn đe dọa nếu không làm theo thì người mua hàng sẽ mất toàn bộ tiền.
Bị lừa đảo với tâm lý muốn nhận lại tiền, người mua hàng tiếp tục chuyển khoản cho tội phạm mạng cho đến khi không còn khả năng chi trả. Cuối cùng, tội phạm mạng chặn liên lạc với người mua hàng, khiến họ mất hàng trăm triệu đồng.
- Xem thêm: Mua kiện hàng boom Shopee lừa đảo không
Giả mạo công an, cơ quan chức năng, toàn án, viện kiểm sát
Đây là một chiêu trò mà các tội phạm thường sử dụng để tấn công vào những đối tượng dễ bị lừa đảo nhất. Họ sẽ giả danh là cơ quan công an và thông báo cho bạn rằng tài khoản của bạn đã bị tội phạm xâm nhập trái phép. Sau đó, họ yêu cầu bạn cung cấp thông tin nhạy cảm như số tài khoản, mật khẩu và mã OTP để cán bộ tiến hành điều tra và giải quyết vấn đề.
→Chi tiết cụ thể:
Vào khoảng 14h ngày 18-2-2023, bà Trần đang ở nhà thì nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 88223638768. Người gọi tự giới thiệu là nhân viên bưu điện và thông báo rằng bà Trần có một thư bảo mật và hỏi liệu bà có muốn xem trước nội dung hay không.
Sau khi bà Trần đồng ý xem, người gọi tiếp tục thông báo rằng bà Trần đã mở một thẻ ngân hàng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng, với số nợ hơn 38 triệu đồng. Tuy nhiên, bà Trần phủ nhận rằng mình chưa bao giờ mở tài khoản đó và yêu cầu kiểm tra lại.
Sau đó, người gọi đe dọa rằng nếu bà Trần không muốn báo án thì sẽ chuyển máy sang bên báo án và yêu cầu bà Trần giữ máy điện thoại không được tắt.
Tuyển công việc theo dõi, thả tim trên Tiktok, Facebook, nghe nhạc nhận tiền
Hình thức kiếm tiền online từ tương tác video trên Tiktok thực chất là một dạng lừa đảo, với một kịch bản chung nhằm lừa đảo những người tham gia nhẹ dạ, có lòng tin và mong muốn kiếm tiền nhanh chỉ bằng những thao tác đơn giản như “like – share – thả tim” trên mạng.
Đối tượng của hình thức lừa đảo này chủ yếu là những người có nhiều thời gian rảnh rỗi như bà nội trợ, học sinh, sinh viên,… thường xuyên sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Telegram.
Để đánh vào lòng tin của nạn nhân, các đối tượng sẽ trả tiền cho các nhiệm vụ ban đầu, sau đó liên tục mời gọi để nâng cấp các nhiệm vụ với số tiền cao hơn. Khi đầu tư càng cao thì thu nhập và lợi nhuận càng cao, hướng đến tâm lý mong muốn kiếm tiền nhanh. Khi các nạn nhân tham gia các nhiệm vụ với số tiền đầu tư lớn, các đối tượng sẽ tìm cách không cho họ rút tiền hoặc đánh sập trang web, xóa ứng dụng để chiếm đoạt tài sản của họ.
- Chi tiết: Dấu hiệu lừa đảo vay tiền qua zalo
Chuyển nhầm tiền ép vay nặng lãi
Nếu bạn bất ngờ nhận được một khoản tiền chuyển đến tài khoản ngân hàng của mình mà không rõ nguồn gốc hay lý do, hãy cẩn thận vì đó có thể là một chiêu lừa đảo tinh vi. Thực tế, hình thức lừa đảo này đã từng được một số kẻ gian sử dụng vào năm trước, nhắm vào những người hiền lành, dễ tin.
Cụ thể, sau khi có được một số thông tin cá nhân của người dùng, như tên, số điện thoại hay thậm chí là địa chỉ, các đối tượng lừa đảo sẽ cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến cho “con mồi”.
Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với nạn nhân. Lúc này, chúng có thể yêu cầu nạn nhân trả lại số tiền đó như một khoản vay cùng với một khoản lãi “cắt cổ”.
Một trường hợp khác là kẻ lừa đảo có thể giả danh làm nhân viên ngân hàng để xử lý khoản tiền “chuyển nhầm” trên.
Mua hàng online chuyển khoản trước
Mua sắm trực tuyến qua các trang mạng xã hội đã trở thành một thói quen của nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, một số kẻ gian đã giả danh là người bán hàng trên Facebook, Zalo,… và yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước, có thể là toàn bộ số tiền hoặc cọc trước một khoản tiền để giữ hàng. Sau khi nhận được tiền của khách hàng thì mới gửi hàng.
Những trường hợp này đã xảy ra nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên các shop bán hàng uy tín thường không yêu cầu khách hàng thanh toán trước. Tuy nhiên, do vội vàng mà khách hàng không kiểm tra thông tin và độ uy tín của shop bán hàng, họ đã vội chuyển khoản. Sau khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo cũng sẽ chặn số điện thoại và tài khoản của mình, và hàng thì không bao giờ được gửi đến khách hàng.
Giả mạo nhân viên ngân hàng
Đây là kỹ thuật mà tội phạm sử dụng nhiều nhất, nhắm vào những khách hàng có tâm lý tin tưởng và không đề phòng trước nhân viên ngân hàng.
Kịch bản 1: Báo số tiền bị treo trên hệ thống yêu cầu cung cấp mã OTP để nhận
Thường thì tội phạm sẽ gọi điện cho bạn và tự xưng là nhân viên ngân hàng, sau đó sẽ thông báo rằng bạn đang có một số tiền treo trên hệ thống chờ nhận và cần cung cấp số chứng minh thư nhân dân và mã OTP để ngân hàng hoàn tất thủ tục nhận tiền. Mặc dù ngân hàng luôn khuyến cáo khách hàng không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả ngân hàng, một số khách hàng vẫn bị kẻ gian lừa dẫn đến mất tài khoản internet banking và mất tiền.
Nguyên nhân của việc này là do tội phạm muốn lấy OTP từ bạn để:
- Chúng đã có thông tin đăng nhập vào internet banking của bạn và đang chuyển tiền đi. Chỉ cần bạn cung cấp mã OTP là chúng sẽ hoàn thành lệnh chuyển tiền khỏi tài khoản của bạn.
- Chúng muốn lấy OTP để đổi mật khẩu internet banking của bạn.
Kích bản 2: Thông báo trúng thưởng ngân hàng yêu cầu cấp mã OTP
Một kịch bản phổ biến khác, tội phạm thông báo rằng bạn đã trúng thưởng và sẽ phải cung cấp số tài khoản, mật khẩu và mã OTP để nhận thưởng. Thực tế, ngân hàng sẽ không bao giờ yêu cầu mã OTP của khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu ai đó yêu cầu OTP của bạn, đó chắc chắn là đối tượng lừa đảo.