Thực trạng lừa đảo vay tiền qua mạng internet ngày càng gia tăng, với các thủ đoạn tinh vi. Trong bài viết dưới đây, atmbank.edu.vn sẽ nêu ra cho bạn các dấu hiệu lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook. Cũng như các cách giải quyết kịp thời, để không bị tiền mất tật mang nhé.
1.Những dấu hiệu lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook bạn nên biết
Để không bị sập bẫy mất tiền oan, bạn cần nắm được những dấu hiệu lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook sau đây.
Bởi vì họ biết bạn đang khó khăn về tài chính, nên sẽ đưa ra ưu đãi vay lãi suất thấp. Lời mời gọi hấp dẫn, không cần đến thế chấp hoặc nộp phí dịch vụ nào.
Các lời mời gọi vay tiền từ các group, fanpage không chính thống. Các tin nhắn, cuộc gọi tự xưng là nhân viên tài chính, nhân viên ngân hàng tư vấn vay vốn.
Nói chung còn rất nhiều các dấu hiệu khác, bạn cần cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định nhấn vào tương tác. Bởi chỉ cần sai một ly, họ sẽ đeo bám bạn cho đến khi thực hiện được mục đích.
2.Liệt kê các thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook
Dưới đây là các hình thức lừa đảo mà người dùng mạng xã hội thường xuyên mắc phải.
Vay tiền lãi suất thấp
Họ nhắm vào tâm lý của những người có nhu cầu là cần vay tiền nhanh, lãi suất thấp. Do đó, các đối tượng lừa đảo đã có chiêu thức tinh vi để thực hiện. Thông qua Zalo và Facebook, họ thường xuyên quảng cáo để hiển thị cho bạn nhìn thấy.
Thường thì các đối tượng này thành lập cơ sở kinh doanh chui, mạo danh các công ty tài chính khác để thực hiện cho vay tiền. Họ tự lập hội nhóm, fanpage, chạy quảng cáo với các chương trình hấp dẫn.
Khi bạn nhấn vào dòng quảng cáo đó, lập tức bên lừa đảo sẽ phản hồi và mời chào thân thiết. Nhân viên của họ sẽ trả lời tin nhắn ngay tức khắc, thậm chí là gọi điện chăm sóc bạn luôn.
Sau khi bạn đã nghe những lời mời chào hay, sẽ thực hiện theo các yêu cầu của họ. Như là chụp ảnh giấy tờ, hình cá nhân, thông tin cá nhân. Sau đó, họ lại tiếp tục nhử mồi bằng cách yêu cầu đặt tiền cọc rồi mới giải ngân. Họ lấy lý do đây là biển bảo hiểm, tiền rủi ro tài chính.
Rất nhiều người vì tin vào các giấy tờ chứng thực giả họ gửi nên làm theo. Khi đó, bạn vừa làm mất các thông tin cá nhân, vừa mất tiền cọc oan, gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm về sau.
Nhờ chuyển tiền hộ
Đây cũng là một thực trạng lừa đảo tiền qua Zalo, Facebook thường gặp. Bằng một cách nào đó, bên lừa đảo nắm được thông tin về người thân, bạn bè của bạn. Sau đó, họ tạo Zalo, Facebook giả mạo để nhờ bạn chuyển tiền.
Họ tùy thuộc vào mức độ thân thiết của bạn với người đó mà yêu cầu số tiền chuyển khác nhau. Có những khi vài trăm nghìn, hoặc cũng có người đã bị lừa đến vài trăm triệu đồng. Họ vừa đánh vào tâm lý là đang cần vội, chuyển luôn để bạn lúng túng và thực hiện theo.
Có nhiều người để cẩn trọng hơn đã gọi điện lại xác nhận xem đúng không. Nhưng với sự tinh vi của mình, bên lựa đảo vẫn có thể giả giọng nói, video cắt ghép để lừa.
3.Một số hình thức lừa đảo vay qua mạng khác hiện nay
Bên cạnh các chiêu trò lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook. Hiện nay còn nhiều hình thức lừa đảo qua mạng khác, bạn cũng nên nắm được để phòng tránh.
Lừa đảo qua ATM
Cũng có nhiều trường hợp khác, bọn lừa đảo còn tấn công cả vào tài khoản ngân hàng. Bởi họ nắm được nhiều người có nhu cầu vay tiền nhanh, nên dựa vào đó để dẫn dụ con mồi.
Bằng hình thức là mạo danh nhân viên ngân hàng, nhân viên các công ty tín dụng để thực hiện liên lạc với đối tượng cần vay. Sau khi hướng dẫn chúng ta hoàn thành các thủ tục, họ cũng không yêu cầu chuyển bất kỳ chi phí gì để tăng độ tin tưởng.
Chính điều này lại khiến nhiều người yên tâm, sa vào bẫy dễ hơn. Nhưng họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin liên quan để tài khoản ngân hàng, với lý do là để giải ngân chuyển tiền ngay.
Sau đó, họ tại tiếp tục quy trình gửi tin nhắn có mã OTP và đường link về điện thoại cho bạn. Nếu bạn nhập mã này vào, số tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ không cánh mà bay hết. Với từng bước tinh vi như vậy, nên đã rất nhiều người bị lừa đảo bởi chiêu trò này.
Lừa đảo khi vay tiền qua điện thoại
Hiện nay, có rất nhiều người phản ánh là nhận được cuộc gọi là tự xưng là nhân viên ngân hàng. Họ sẽ giới thiệu cho bạn những chương trình vay ưu đãi, mức lãi suất thấp, không cần thế chấp tài sản,…
Có người nghĩ rằng không ai bị lừa, nhưng thực tế đã có rất nhiều nạn nhân sập bẫy. Khi khách hàng nghe lời mời ngon ngọt của họ, đồng ý với thỏa thuận cho vay. Họ sẽ yêu cầu bạn nộp trước một khoản phí gọi là phí bảo hiểm vay, phí hồ sơ,…
Để tăng sự tin cậy với khách hàng, bên lừa đảo còn gửi tin nhắn ảo xác nhận khoản vay được phê duyệt. Tinh vi hơn là hồ sơ, hợp đồng có đóng dấu giả về khoản vay của bạn. Sau khi bạn chuyển phí cọc, tất nhiên sẽ không nhận được tiền giải ngân, cũng không thể liên lạc với họ.
Lừa vay tiền qua app
Một hình thức lừa đảo vay tiền qua mạng khá phổ biến đó là thông qua app. Thủ đoạn của họ là khi bạn điền đầy đủ các thông tin trên app. Sẽ yêu cầu đóng mức phí nhất định mới được giải ngân.
Hoặc là họ cho bạn vay dễ dàng, không quá nhiều thủ tục nhưng mức lãi lại ở trên trời. Khi đó, bạn đã khó khăn về tài chính lại thêm phần khó hơn. Nếu không thực hiện đóng lãi, họ sẽ dùng nhiều biện pháp quấy rối. Ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc.
4.Cách giải quyết khi bị lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook
Nếu bạn phát hiện ra mình đã bị dính lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook. Đầu tiên là cần thu thập đầy đủ các các thông tin của bên lừa đảo bạn biết.
Ví dụ: Nội dung tin nhắn, số điện thoại, số tài khoản bạn đã chuyển tiền,… Đây cũng chính là bằng chứng để bạn tố giác hành vi lừa đảo của họ với cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi đã thu thập đủ thông tin, bạn cần nhanh chóng đến Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để khai báo. Bạn cũng có thể liên hệ với số điện thoại của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao qua 069.219.4053.
Hoặc là địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời nhất.
5.Cách phòng tránh để không bị lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook
Để không biến mình trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Với bất kỳ thông tin vào trên mạng xã hội, cần đặt ra tâm thế hoài nghi. Vì không phải điều gì cũng dễ dàng, để bạn có thể vay tiền nhanh chóng được.
Tuyệt đối không được cung cấp các thông tin cá nhân của mình cho người lạ. Cũng không được chụp rõ CCCD/CMND và các giấy tờ tùy thân khác đăng lên mạng xã hội.
Cũng không được cấp quyền truy cập thông tin cá nhân, danh bạ. Số điện thoại cùng các vấn đề riêng tư khác cho app bạn đang sử dụng.
Không chấp nhận lời mời kết bạn với người lạ, không làm theo những điều họ chỉ dẫn. Nếu có người thân, bạn bè mượn tiền thì nên xác nhận trực tiếp, rõ ràng mới chuyển khoản.
Xem thêm: App vay tiền bị bắt
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dấu hiệu lừa đảo vay tiền qua mạng Zalo, Facebook. Hy vọng với các kiến thức này, bạn sẽ biết phòng chống và không để mình trở thành nạn nhân bị lừa đảo trên mạng xã hội. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của trang.